Bên cạnh những kết quả đạt được, nhìn lại hành trình 40 năm cải cách hệ thống tài chính Việt Nam thấy rõ một số bất ổn như: tín dụng còn tập trung khá lớn và thiếu minh bạch vào “sân sau” do tình trạng sở hữu chéo; thị trường vốn phát triển lệch lạc, đặc biệt là trái phiếu; nhu cầu vốn cả ngắn hạn, dài hạn đều bị lạm dụng bởi kênh tín dụng ngân hàng…

tài chính
Sau 40 năm đổi mới, hệ thống tài chính Việt Nam đã đạt được những kết quả ngoạn mục, quy mô dư nợ tín dụng đạt 130%/GDP,

Tại phiên thảo luận Phát triển đô thị và cải cách lĩnh vực tài chính ở Việt Nam trong khuôn khổ Hội thảo: “Việt Nam: 40 năm Đổi mới và tầm nhìn 2045” do Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và Đại sứ quán Australia tại Việt Nam tổ chức tuần vừa qua, các chuyên gia cho rằng trong tầm nhìn đến năm 2045, cần phải giải quyết triệt để những bất ổn này và ưu tiên phát triển nguồn vốn xanh, tài chính số để tạo lập hệ thống tài chính bền vững đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp và nền kinh tế.

BỐN BÀI HỌC VỀ THÀNH CÔNG

Ngẫm lại bốn thành công và bốn bài học sau gần 40 năm cải cách lĩnh vực tài chính, ông Nguyễn Xuân Thành, Đại học Fulbright Việt Nam, lưu ý rằng vì những trục trặc hiện có và tính dễ bị tổn thương của hệ thống tài chính, thời gian tới sẽ phải nỗ lực để tái cấu trúc cả khu vực ngân hàng và thị trường vốn.

So sánh với nhiều quốc gia có thu nhập trung bình trên thế giới, ông Nguyễn Xuân Thành cho rằng hệ thống tài chính của Việt Nam phát triển rất mạnh theo hướng tự do hóa và chiều sâu. Theo đó, Việt Nam ghi dấu thành công về tự do thị trường tài chính, đặc biệt vấn đề tự do lãi suất, mạnh dạn đón chào sự tham gia của các tổ chức tài chính quốc tế; song lại có bước đi rất thận trọng, không tự do hóa hoàn toàn dòng vốn quốc tế.

Thứ nhất, ngay từ đầu, Việt Nam lựa chọn tự do hóa hệ thống tài chính, mở cửa đón nhận, thành lập các định chế tài chính và hình thành các thị trường tài chính mới, quan trọng nhất đó là thực hiện tiến trình tự do hóa lãi suất.

Thứ hai, tạo khuôn khổ pháp lý và động cơ khuyến khích các tổ chức tài chính Nhà nước chiếm tỷ lệ sở hữu chi phối hoạt động như một ngân hàng thương mại hiện đại, theo tín hiệu thị trường.

Theo ông Thành, trong thời kỳ đầu cải cách, nhiều ý kiến chỉ trích các tổ chức tài chính nhà nước ưu ái cho vay các doanh nghiệp nhà nước, tiềm ẩn bất ổn cho cả hệ thống tài chính. Thế nhưng, nhìn vào các nước thu nhập trung bình thấp, thậm chí thu nhập trung bình cao trên thế giới, đây là một tồn tại rất lớn, kể cả ở Trung Quốc, nơi mà hệ thống tài chính thuộc sở hữu của Nhà nước hiện vẫn chỉ định cấp vốn cho các doanh nghiệp nhà nước, không theo tín hiệu của thị trường.

Hiện trong hệ thống tài chính của Việt Nam, ngân hàng thương mại quốc doanh phát triển ổn định hơn, được điều hành và quản trị tốt. Trong khi đó, tỷ lệ nợ xấu, tài sản xấu tại các tổ chức thuộc sở hữu của khu vực tư nhân, các ngân hàng cổ phần yếu kém trong khâu giám sát, gây tiềm ẩn rủi ro.

Thứ ba, cải cách về thể chế cho phép hình thành các định chế tài chính, các thị trường tài chính mới. Điểm nhấn là cho phép thành lập các ngân hàng thương mại cổ phần, mở cửa tự do hóa thị trường bảo hiểm, đặc biệt là bảo hiểm nhân thọ,

Thứ tư, trong hội nhập tài chính quốc tế, Việt Nam lại khá thận trọng, không mở cửa quá sớm để di chuyển tự do hoàn toàn dòng vốn quốc tế.

Đây là điều gây tranh cãi lớn, trong khi nhiều ý kiến cho rằng Việt Nam chưa đi đủ nhanh, ông Thành cho rằng đây là cải cách phù hợp dựa trên nền tảng kinh tế và năng lực quản trị, bởi để dòng vốn tự do hóa đi vào, đi ra, thì rủi ro tiềm ẩn khủng hoảng tài chính rất lớn, có thể thấy rõ qua các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi hiện nay.

BÀI HỌC TỪ THẤT BẠI

Nghiên cứu từ Đại học Fulbright cũng chỉ rõ bốn bài học từ thất bại trong cải cách hệ thống tài chính.

Cụ thể, một là, sau 40 năm đổi mới, việc điều hành chính tài chính, tiền tệ và giám sát hệ thống hoạt động ngân hàng vẫn dựa vào các biện pháp hành chính, công cụ phi thị trường do trình độ quản lý, năng lực quản trị và bối cảnh thị trường tài chính. Trước đây, các ngân hàng được trao quyền tự do kinh doanh, điều tiết tăng trưởng tín dụng nhưng sau này lại áp đặt chỉ tiêu cho từng ngân hàng.

Hai là, dù thành công trong việc đổi mới theo hướng tự do, song hệ thống tài chính lại hình thành một mạng lưới, một cấu trúc sở hữu chéo rất phức tạp giữa các định chế tài chính và các doanh nghiệp phi tài chính.

Theo vị chuyên gia này, các vụ án đã và đang điều tra, xét xử thời gian qua thấy rõ sở hữu chéo chính là nguyên nhân sâu xa dẫn tới những mất mát, thiệt hại, thậm chí kéo theo rủi ro trong toàn bộ hệ thống. Bên cạnh đó, trong vòng 13 năm qua, hệ lụy từ sở hữu chéo để lại các tổ chức tài chính yếu kém, đặc biệt các ngân hàng yếu kém, bắt buộc Nhà nước phải tham gia để tái cấu trúc.

Tuy nhiên, điều bất cập là dùng sở hữu chéo để tái cấu trúc thay vì tìm nguồn lực thật vực dậy các tổ chức yếu kém hay giải thể. Về mặt điều hành hay yếu tố chính trị, Việt Nam không muốn chứng kiến sự đổ vỡ, mất mát, nên thông thường, trong nỗ lực tái cấu trúc lại mời chính người chủ cũ hoặc những nhà đầu tư mới không đủ nguồn lực. Rõ ràng, điều này chỉ xử lý về mặt hình thức trên giấy tờ mà không giải quyết triệt để và vẫn để sở hữu chéo tồn tại.

Ba là, hệ thống tài chính của Việt Nam chủ yếu dựa vào các tổ chức tín dụng, trong khi đó, thị trường vốn dù phát triển nhanh chóng nhưng không thể trở thành kênh huy động tương xứng, sánh ngang hệ thống ngân hàng. Tính đến hết năm 2022, tín dụng toàn bộ hệ thống ngân hàng so với GDP đạt 125%, quy mô hiện tại lên đến 130%.

Nguồn: vneconomy.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *